Đầu năm 2018, Honda Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giảm giá của Honda City. Cụ thể, phiên bản Honda City 1.5 CVT được giảm thêm 9 triệu đồng và có mức giá 559 triệu đồng (so với giá cũ 568 triệu đồng). Trong khi đó, giá bán của phiên bản Honda City 1.5 TOP là 599 triệu đồng, giảm 5 triệu đồng so với giá năm 2017.
Mức giá của Honda City được điều chỉnh là do mẫu xe này nằm trong diện được giảm 5% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các dòng xe sử dụng động cơ dung tích từ 2.0L trở xuống kể từ thời điểm 1/1/2018.
Hiện, giá bán Honda City mới nhất tại các đại lý về cơ bản khá ổn định theo giá bán lẻ đề xuất của Honda Việt Nam. Honda City vẫn là mẫu xe được lắp ráp trong nước do đó nguồn cung khá ổn định.
Phiên bản | Giá bán (Triệu đồng) |
Honda City 1.5 CVT | 559 |
Honda City 1.5 TOP | 599 |
Quyết định hồi sinh Nokia 3310 và Nokia 8110 đang làm nức lòng các fan hâm mộ Nokia. Họ hy vọng sẽ tiếp tục được nhìn thấy nhiều mẫu điện thoại Nokia khác từng làm nên tên tuổi hãng này.
Nokia 9000 Communicator
Ra mắt năm 1996, Nokia 9000 Communicator là chiếc điện thoại thực sự thu hút. Thoạt nhìn, nó trông như một chiếc điện thoại "cục gạch" tiêu chuẩn với màu xám, nhiều nút lớn và màn hình LCD cỡ nhỏ.
Tuy nhiên, khi mở ra từ cạnh bên, Nokia 9000 Communicator lập tức biến thành thiết bị màn hình lớn với bàn phím QWERTY thu nhỏ.
Nokia 9000 Communicator được trang bị một số ứng dụng như trình duyệt web, phần mềm ghi chú, lịch và có thể gửi fax nếu muốn. Nhờ đó, chiếc điện thoại này là lựa chọn của dân đầu tư và tài chính khi đó.
Với giá bán lẻ 800 USD, Nokia 9000 Communicator không phải là chiếc điện thoại dành cho tất cả mọi người. Nếu tính tốc độ lạm phát, số tiền này tương ứng với 1.250 USD hiện nay, cao hơn cả chiếc iPhone X.
Nokia N95
Là chiếc điện thoại đón đầu xu hướng, Nokia N95 được trang bị nhiều tính năng cao cấp ở thời điểm ra mắt tháng 3/2007. N95 hỗ trợ GPS, tích hợp camera 5 megapixel và có kiểu dáng thiết kế bắt mắt.
Chỉ trong năm đầu tiên, Nokia đã bán được 7 triệu chiếc N95. Ba năm sau đó, Nokia đã khai tử mẫu điện thoại này.
Tuy có thiết kế hấp dẫn nhưng N95 lại chạy khá chậm vì sử dụng hệ điều hành Symbian cổ lỗ sĩ. Bàn phím T9 của N95 rõ ràng không thể sánh với bàn phím của iPhone và BlackBerry ở cái thời người dùng bắt đầu lướt Facebook và Twitter.
Nokia N97
Ra mắt hai năm sau N95, N97 được trang bị màn hình cảm ứng đúng nghĩa với bàn phím trượt QWERTY tiêu chuẩn.
N97 mạnh về pin, dung lượng lưu trữ và camera nhưng vẫn dùng hệ điều hành Symbian và bàn phím không thể bì với BlackBerry.
Tuy doanh số không quá tệ nhưng N97 lại bị nhiều trang công nghệ dìm hàng, nhận xét tiêu cực. Nói một cách công bằng, N97 là chiếc điện thoại tốt nếu được trang bị nhiều phần mềm hữu ích và phần cứng tốt.
Nếu HMD hồi sinh chiếc Nokia 8110 có hình dáng quả chuối bất thường thì không có lý do gì không hồi sinh Nokia N97.
N-Gage
N-Gage là chiếc điện thoại tiên phong. Vào cái thời người dùng mang cả điện thoại di động và thiết bị chơi game cầm tay như GameBoy Advance, Nintendo DS hoặc PlayStation Portable, Nokia đã quyết định kết hợp cả hai trong một thiết bị duy nhất: N-Gage.
Xuất hiện năm 2003, tuy có vòng đời ngắn ngủi nhưng Nokia đã kịp bán được 3 triệu chiếc N-Gage. Chiếc điện thoại này là cảm hứng phát triển một số phiên bản di động của console chơi game hiện hành.
N-Gage được tải sẵn rất nhiều game như Splinter Cell: Chaos Theory, Tony Hawk’s Pro Skater, Red Faction, Rayman 3 và Call of Duty.
Thế nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ để chiếc điện thoại này thành công. Thực tế, N-Gage là chiếc điện thoại khó thao tác. Ngay cả việc cầm điện thoại trả lời cuộc gọi cũng rất khó khăn.
Tuy nhiên, nếu HMD muốn tái sinh một chiếc điện thoại chơi game thì N-Gage không phải ý tưởng tồi.
Nokia 7280
Có hình dáng một chiếc son môi, Nokia 7280 dành chủ yếu cho phái nữ. Khác với các mẫu điện thoại còn lại, Nokia 7280 không có bàn phím mà chỉ sử dụng dạng nút nhấn như iPod.
Để chụp hình, bạn phải kéo trượt chiếc điện thoại. Và khi không sử dụng, màn hình điện thoại biến thành thành gương trang điểm.
Liệu Nokia 7280 sẽ trông như thế nào vào năm 2018 nếu được tái sinh? Có lẽ HMD cần bổ sung thêm chức năng điều khiển bằng giọng nói và nhận biết cử chỉ người dùng.
Theo Zing
" alt=""/>5 mẫu điện thoại Nokia các fan muốn hồi sinhTrong khi đó, Twitch từ chối đưa ra bình luận liên quan.
Ninja, cựu pro player Halo, bắt đầu streaming từ năm 2013. Vào ngày 16/02 vừa qua, Ninja viết trên trang Twitter cá nhân rằng, anh đã sở hữu 40,000 subscribers – và chưa đầy một tuần lễ, anh đã “gom” thêm được 10,000 người đăng ký theo dõi kênh.
Trên kênh stream, Ninja cho biết, 1,621 người đã bấm nút subscribe chỉ tính riêng trong ngày hôm qua.
Lượng subscriber của Ninja vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Tại thời điểm bài viết này được đăng tải, Ninja đang sở hữu 51,423 subscribers, theo như bộ đếm được hiển thị trên màn hình livestream của anh ta.
Giả sử mỗi subscriber của Ninja đều sử dụng gói 5 USD thì anh sẽ nhận được 50% khoản phí đó. Cụ thể, Ninja sẽ nhận được khoảng 128,557 USD/tháng, tức hơn 2,9 tỷ đồng.
Nếu nội dung mà Ninja tạo ra đủ hấp dẫn và níu chân subscriber ở lại trong vòng 12 tháng kế tiếp, anh này sẽ “đút túi” hơn 1,5 triệu USD/năm, gần 340 tỷ đồng.
Và nhìn vào những gì thực tế đang diễn ra, viễn cảnh Ninja “kiếm chác” nhờ người xem trên Twitch sẽ còn nhiều hơn thế. Họ có thể chọn cách đăng ký hai gói 10 hoặc 25 USD để khiến cho doanh thu của Ninja tăng vọt.
Là một streamer lừng dành trên Twitch, hoàn toàn có khả năng Ninja sẽ có tỉ lệ “ăn chia” ở mức cao hơn – như 70/30 chẳng hạn.
Sau quãng thời gian thi đấu Halochuyên nghiệp trong màu áo các teams như Team Liquid, Renegades, Cloud9 và Lumonisty, Ninja giờ đã chuyển hẳn sang làm streamer full-time. Sự nghiệp streaming của anh thăng tiến chóng mặt nhờ chơi PlayerUnknown’s Battlegroundstrước khi chuyển sang hẳn Fortnite: Battle Royale.
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>Fortnite streamer phá kỷ lục subscriber của Twitch, thu về gần 3 tỷ đồng mỗi tháng